Có bao giờ bạn tự hỏi rằng: ” Bạn đã thực sự là một người tốt chưa ? Và vì sao phải làm người tốt ?
Làm việc tốt, không phải là chỉ để người khác khen ngợi, mà sâu xa hơn là để chính mình ghi nhận.
Bởi vì chúng ta còn sống, xét đến cùng là sống cho mình xem, mà không phải cho người khác xem.
Câu chuyện làm người tốt từ những điều bé nhỏ
Sau cơn mưa, cậu bé phát hiện một con ốc sên nhỏ ở bên đường, cậu ngồi xuống nhặt nó lên, nhẹ nhàng đặt vào trong bụi cỏ.
– “Đừng có chạy lung tung nhé!, bà nội gọi cậu.
Cậu bé ngẩng khuôn mặt bầu bĩnh lên, hưng phấn nói: “Cháu đang giải cứu ốc sên. Nó nằm ở giữa đường đi ạ, rất là nguy hiểm, cháu đưa nó về nhà”.
Bà nội cảm thấy khó hiểu: “Ốc sên biết cháu cứu nó sao?”.
Cậu bé trả lời: “Nó chắc là không biết”.
Bà nội nói: “Vậy cháu làm chuyện tốt này chẳng phải là không công sao. Ai mà biết cháu cứu ốc sên chứ?”
Cậu bé lập tức nói: “Cháu tự mình biết là được rồi! Cháu cứu một con ốc sên, cháu thấy rất vui!”.
Câu nói đơn giản này của đứa trẻ, lại ẩn chứa hàm ý triết học nhân sinh sâu xa: Ta làm việc tốt, không phải vì để cho người khác biết. Thậm chí người được giúp cũng không cần biết, tự mình ta biết là được rồi.
Chúng ta phải làm việc tốt bởi…
Bởi vì làm việc tốt, khiến ta cảm nhận được bản thân mình tồn tại, cũng khiến ta xác thực tin bản thân mình là một người lương thiện, điều này đúng với kỳ vọng của ta. Vì thế ta càng cho phép bản thân mình làm việc tốt. Chỉ vì thế thôi là ta tự cảm thấy mình hạnh phúc!
Đây chính là ý nghĩa lớn nhất khi chúng ta làm việc tốt, cũng là ước nguyện nguyên sơ ban đầu của mỗi chúng ta.
Bạn cứu một con ốc sên, ốc sên cũng không cảm kích, người khác cũng không biết, nhưng bạn biết mình là người tốt, biết giá trị hiện hữu của mình. Như vậy là đủ rồi!
Đáng tiếc chính là, đại đa số con người ngày nay thường mang quá nhiều thực dụng và lợi ích bản thân, cũng bởi vậy mà bóp méo hành vi của mình. Chúng ta đi trợ giúp một người khác, đều sẽ kỳ vọng đối phương có thể cảm ơn, cũng mong rằng bản thân được hồi báo – cho dù chỉ là một câu cảm ơn. Hoặc là, chúng ta sẽ hi vọng những người khác biết chuyện này, từ đó mà giành được sự ghi nhận và ca ngợi của họ. Nếu không đạt được những điều như vậy, nhiều người trong chúng ta tất nhiên sẽ không nguyện ý làm chuyện tốt.
Làm chuyện tốt có cần cho người khác biết ?
Kỳ thực, “để cho người khác biết ta làm chuyện tốt” dĩ nhiên cũng là có tình có lý, nhưng xa hơn nữa “ta biết mình làm chuyện tốt” mới thực sự là trọng yếu. Bởi vì chúng ta còn sống, xét đến cùng, là sống cho mình xem, mà không phải cho người khác xem. Người khác ca ngợi và đền đáp bản thân mình đến đâu, thì cuối cùng cũng phải chính nội tâm khẳng định chính mình.
Nếu không, ví như tất cả thế giới này đều ca tụng bạn, nhưng nội tâm bạn lại cảm giác mình đã làm rất nhiều chuyện xấu chuyện sai, không xứng với lời ca tụng này, thì cũng như cũ – không thể có được hạnh phúc bình an.
Nguồn: Blog Phật Giáo