Phật thật sự từ bi đến cực độ. Chẳng những miệng không nói chuyện, không nên nói lỗi của người khác, mà trong tâm cũng không nên ghi nhớ, không thể có ý niệm này. Chúng ta phải nuôi dưỡng cho tâm thanh tịnh.
Nếu như bạn thật sự giác ngộ rồi, từ nay về sau không phê bình người khác nữa, vậy là bạn đã tu đại công đức. Tại sao vậy? Vì từ nay về sau bạn không phá hoại sự an định của xã hội nữa, bạn không phá hoại hòa bình của thế giới nữa. Công đức này của bạn lớn biết bao! Tuy nhiên, người thế gian không ai khen ngợi bạn. Tại sao vậy? Vì người thế gian không biết, tôi thì biết, nên tôi khen ngợi bạn. Xin nói với bạn là chư Phật Bồ-tát biết, thiên long thiện thần cũng biết.
Trước tiên tu từ khẩu nghiệp. Kinh Vô Lượng Thọ vừa mở đầu là dạy chúng ta: “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”. Phật thật sự từ bi đến cực độ. Chẳng những miệng không nói chuyện, không nên nói lỗi của người khác, mà trong tâm cũng không nên ghi nhớ, không thể có ý niệm này. Chúng ta phải nuôi dưỡng cho tâm thanh tịnh. Tâm của chúng ta phải giống như cái ly trà này, cái ly trà này hy vọng chứa đựng cái thiện nhất, cái đẹp nhất của tất cả chúng sanh, thì tâm chúng ta mới thiện mới đẹp. Tuyệt đối không nên chứa đựng rác rưởi của tất cả chúng sanh.
Nếu chứa đựng điều bất thiện nhất, điều hư nhất, điều dơ bẩn nhất, điều ác nhất của chúng sanh thì tâm của chúng ta trở thành tâm xấu xa. Đạo lý này cũng dễ hiểu, thời thời khắc khắc tự mình phải chú ý. Nhìn thấy tất cả những điều bất thiện thì tuyệt đối không để trong tâm, tuyệt đối không nói ra. Tu hành là bắt đầu từ chỗ này. Con người vẫn có một mặt thiện, con người dù có ác nhưng trong cuộc đời của họ cũng có những việc làm đáng được khen ngợi. Chúng ta học Phật, ở trong Kinh Phật dạy cho chúng ta, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, cổ Thánh tiên Hiền thì dạy chúng ta tánh của con người vốn là thiện, điều này chúng ta phải khẳng định.
Nguồn: phatgiao.org.vn